ĐĂNG KÝ

Cập nhật sẽ được gửi tới email bạn

Translate

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016

Nguy cơ bại não ở trẻ và cách phòng

Nguy cơ bại não ở trẻ và cách phòng

       Bại não tình trạng bệnh lý mạn tính ảnh hưởng đến sự kiểm soát các vận động cũng như tư thế. Do một phần nào đó của bộ não bị tổn thương nên trẻ bệnh không thể cử động các cơ được vùng não đó điều khiển một cách bình thường được.
Nguy cơ bại não ở trẻ và cách phòng

        Bại não do bất kỳ nguyên nhân nào cũng để lại những hậu quả đa dạng bao gồm những bất thường về vận động, giác quan, tâm thần và hành vi, trong đó rối loạn về vận động là chủ yếu. Một khi não của trẻ bị tổn thương nó sẽ khó có khả năng phục hồi lại. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và dùng các kỹ thuật phục hồi, điều chỉnh tư thế và các rối loạn khác sẽ giúp cho trẻ phát triển tốt hơn.
Tỷ lệ trẻ mắc bệnh bại não trên thế giới khoảng 2 – 2,5/1.000 trẻ, đây là một trong những tàn tật có tỷ lệ cao nhất, chiếm tới khoảng 1/3 tổng số tàn tật ở trẻ em. Tỷ lệ trẻ mắc bại não ở các nước đang phát triển chiếm đa số và trẻ trai mắc nhiều hơn gái. 
Trẻ sinh non nhẹ cân có nguy cơ mắc bệnh bại não nhiều hơn những trẻ sinh đủ tháng gấp 30 lần. Ngoài ra, khi thai phụ đẻ khó, phải can thiệp bằng phẫu thuật sản khoa hoặc thủ thuật (giác hút) rất dễ gây chứng bại não cho trẻ. Có một số trẻ mắc phải bệnh bại não sau khi sinh, do tổn thương não bộ xảy ra trong hai năm đầu. Nguyên nhân phổ biến nhất của các tổn thương này là: nhiễm khuẩn não và chấn thương vùng đầu.
     Mỗi trẻ có những biểu hiện bệnh lý khác nhau tùy theo tình trạng, thời gian và nguyên nhân mắc bệnh. Đa phần khi trẻ bị bại não, chúng bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như chậm phát triển, đi đứng không được ngay ngắn, các động tác co gập, duỗi cứng các cơ một cách bất thường. Có trẻ thì bị liệt hoặc chậm nói.
Tùy theo tuổi, thể trạng, tình trạng bệnh bại não của từng bé mà có phương pháp điều trị thích hợp. Ngoài phương pháp dùng điện từ trường, điện xung, oxy cao áp thì tập vận động như làm giảm bớt co cứng các chi, tập luyện khả năng điều khiển tự chủ,… là chủ yếu. Tình trạng sức khỏe của trẻ bại não là yếu tố rất quan trọng, bởi nếu trẻ khỏe thì việc điều trị sẽ được liên tục đem hiệu quả cao. Còn nếu trẻ bệnh thì phải ngưng điều trị. Làm cho thời gian điều trị dài hơn. Tập luyện chức năng cho trẻ bại não có đặc điểm là đứa trẻ chưa hề biết những động tác mà kỹ thuật viên hay bố mẹ tập cho trẻ, nên cần tiến hành cần tiến hành theo trình tự phát triển vận động của trẻ bình thường. Phải toàn diện bao gồm các mặt thể chất tâm lý và giáo dục. Bác sĩ và gia đình phải kiên trì dùng các kỹ thuật phục hồi chức năng mới thành công được, nhằm làm cho trẻ hội nhập vào xã hội như học hành và các sinh hoạt vui chơi giải trí khác. 
      Vai trò của cha mẹ luôn đặt lên hàng đầu trong việc chữa trị bệnh bại não cho trẻ. Các bậc cha mẹ cùng đồng hành cùng con trong mọi hoạt động hàng ngày, hướng dẫn cho con từ những hoạt động đơn giản đến phức tạp. Luôn gần gũi nói chuyện và chơi cùng trẻ dù trẻ không hiểu nhưng sẽ cảm nhận được tình thương của cha mẹ.
     Bại não thường để lại những khiếm khuyết nặng nề, ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như sinh hoạt hàng ngày của trẻ và gia đình. Bệnh bại não ở trẻ không thể điều trị khỏi hoàn toàn mà sẽ để lại một số di chứng. Các trẻ không thể tự chăm sóc cho mình phải phụ thuộc vào người thân. Khi trong gia đình có trẻ mắc bệnh, không những bị suy sụp về tinh thần mà kinh tế cũng sẽ khó khăn. Để điều trị  cho một trẻ bị bại não nếu không được thanh toán bảo hiểm thì chi phí từ 150.000 – 200.000 đồng/ ngày (chưa tính tiền ăn cho người chăm và cho trẻ). Nhưng chỉ cần 1 mũi duy nhất tiêm phòng ngừa rubella cho thai phụ, chúng ta có thể phòng ngừa được được bại não cho trẻ. Hoặc khi tiêm phòng viêm não Nhật Bản cho trẻ.
Bệnh bại não có thể phòng tránh được. Phụ nữ khi mang thai cần phòng tránh các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm virut; ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, không thức khuya, không làm việc quá sức vì dễ bị cảm cúm. Sản phụ nên thực hiện sàng lọc trước và sau khi sinh, khám thai định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa sản để chuẩn bị tốt cho cuộc đẻ, tránh các tai biến sản khoa như sinh non, trẻ sơ sinh bị ngạt.... Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ. Khi trẻ mắc các bệnh tiêu chảy, sốt,… cần điều trị kịp thời tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm. Chăm sóc cẩn thận, tránh các chấn thương cho trẻ nhỏ.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

CHĂM SÓC, NUÔI DẠY TRẺ