ĐĂNG KÝ

Cập nhật sẽ được gửi tới email bạn

Translate

Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2016

Bệnh có thể bạn đã mắc phải mà bạn không biết?

      Hầu như các bạn nữ thường không để ý đến những triệu chứng nhỏ này xảy ra với mình. Và cữ nghĩ là đau bụng kinh bình thường. Đặc biệt là những người phụ nữ sau khi sinh mổ. Cữ đến gần kỳ kinh đau rát gần vết mổ và cữ nghĩ rằng đó là do đau ở vết mổ gây ra nên chủ quan. Nhưng bạn có biết đó là một biểu hiện nhỏ của bạn mắc u lạc nội mạc tử cung không?

Nguyên nhân lạc nội mạc tử cung

     Nguyên nhân lạc nội mạc tử cung có thể do nhiều yếu tố gây ra như: bệnh phụ khoa, sau phẫu thuật hoặc rối loạn nội tiết, chấn thương tử cung mà có thể gây phá vỡ rào cản giữa nội mạc tử cung và cơ tử cung, chẳng hạn như: mổ lấy thai, thắt ống dẫn trứng, nạo phá thai, mổ bóc tách u xơ tử cung và khi mang thai...
- Máu kinh bị chảy ngược: khi máu kinh bị chảy ngược sẽ gây ra lạc nội mạc tử cung. Trong máu kinh có chứa những tế bào nội mạc tử cung, máu kinh chảy ngược lại qua ống dẫn trứng và khoang xương chậu thay vì bị đẩy ra khỏi cơ thể, làm cho các tế bào này bị bám lại các vùng bên ngoài của tử cung nhưng lại không đi ra ngoài.
- Quan hệ tình dục trong những ngày bị hành kinh làm cho máu kinh bị dương vật đẩy ngược vào trong gây ra lạc nội mạc tử cung.
- Tăng trưởng tế bào phôi: Các tế bào ở khoang bụng và xương chậu đến từ tế bào phôi. Khi một hoặc nhiều khu vực nhỏ của khoang bụng phát triển thành mô nội mạc tử cung, lạc nội mạc tử có thể phát triển.
- Do phẫu thuật: khi trải qua phẫu thuật thì lớp lót bên trong tử cung có thể bị dính vào các vết phẫu thuật.
- Hệ miễn dịch rối loạn: hệ miễn dịch rối loạn có thể làm phá hủy mô nội mạc tử cung mà đang phát triển bên ngoài tử cung.
- Các hệ thống mạch máu hoặc các mô chất lỏng (bạch huyết) có thể vận chuyển lớp lót nội mạc tử cung đến các bộ phận khác của cơ thể.

Biểu hiện lạc nội mạc trong cơ tử cung

     Bệnh nhân bị lạc nội mạc tử cung thường có đau bụng dữ dội vùng hạ vị nhiều một vài ngày trước khi hành kinh, trong và có thể kéo dài đến sau khi hành kinh, và đau khi giao hợp. Nếu lạc nội mạc tử cung lâu ngày và nặng, bệnh nhân sẽ đau bụng thường xuyên không liên quan đến chu kỳ kinh hay giao hợp, kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, nôn ọe, đi tả... Nội mạc tử cung lạc ở các vị trí khác cũng sẽ có hiện tượng bong tróc, xuất huyết khiến bệnh nhân đau rất nhiều tại các vị trí có lạc nội mạc tử cung và có thể chảy máu ra ngoài như chảy máu mũi, mắt, tai, ho ra máu, tiểu ra máu, đại tiện ra máu, rối loạn tiêu hóa, xuất hiện các vết bầm máu tự nhiên ở da, khớp,…luôn luôn cùng lúc với thời điểm bệnh nhân hành kinh.

 Bệnh có thể bạn đã mắc phải mà bạn không biết?
(ảnh minh họa)

Các phương pháp điều trị

Điều trị bảo tồn: Bao gồm các thuốc chống viêm như ibuprofen nhằm giúp kiểm soát cơn đau. Thuốc hormon nhằm ức chế nội tiết tố. Điều trị nội khoa cũng có hiệu quả tốt nhưng nhược điểm là khi ngừng thuốc thì bệnh hay tái phát.
Điều trị ngoại khoa: Có thể lựa chọn phẫu thuật bóc tách lạc nội mạc trong cơ tử cung có chọn lọc nhằm bảo tồn tử cung, nhược điểm của kỹ thuật này là chỉ bóc tách được các khối to, các khối nhỏ vẫn tiếp tục phát triển.
Mổ cắt tử cung: Đây là phương pháp điều trị triệt để, đương nhiên là một phẫu thuật quá nặng nề với một khối lạc nội mạc trong cơ tử cung lành tính.
Can thiệp nội mạch: Là phương pháp gây tắc động mạch tử cung bằng kỹ thuật Seldinger nhằm tránh phẫu thuật.
Chỉ định gây tắc động mạch tử cung trong điều trị lạc nội mạc trong cơ tử cung: khi điều trị nội khoa không kết quả; Bệnh nhân không muốn mổ cắt tử cung; Còn muốn sinh con; Bệnh nhân suy tim, không muốn phẫu thuật hoặc không còn chỉ định phẫu thuật; Mắc các bệnh mạn tính; Đã mổ bóc tách nay lại tái phát; Có nhiều khối lạc nội mạc trong cơ tử cung...

Dùng phương pháp thông qua ăn uống

    Nguy cơ mắc bệnh giảm đáng kể ở những người tiêu thụ nhiều rau xanh (khoảng 70%) hoặc hoa quả tươi (40%). Trong khi ở những người ăn những loại thịt có màu thịt đỏ, thịt tươi như bò, cừu nhiều hơn 7 lần trong tuần có nguy cơ bị lệch nội mạc tử cung cao gấp đôi những người ăn ít thịt và ăn nhiều trái cây và rau quả. nhiều thịt bò và các loại thịt đỏ, nguy cơ tăng gấp đôi.
- Uống nhiều nước mỗi ngày: Uống nước có tác dụng thải các tạp chất trong cơ thể ra ngoài theo đường tiểu để làm sạch hệ thống tiêu hóa và tuần hoàn. Uống nước lọc và hạn chế uống các nước có đường quá nhiều. Đây là cách đơn giản nhưng có tác dụng điều trị viêm màng dạ con một cách tự nhiên.
- Ăn  nhiều hoa quả và rau xanh: Các loại rau lá xanh và trái cây có màu sậm thường tốt hơn cả vì chúng chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin mà cơ thể cần.
- Ăn những thực phẩm giàu protein : cá, gà… vì protein góp phần duy trì sự cân bằng của các hormone trong cơ thể, nhờ đó giảm được tình trạng rối loạn nội tiết ở nữ giới và nguy cơ bị lạc nội mạc tử cung cũng được hạn chế. Giảm những thứ dầu mỡ, nhiều chất béo.
- Hạn chế các thực phẩm từ sữa như: bơ, phomai...(cho phép dùng ít nhất ba tuần/lần)
- Phụ nữ có chế độ ăn uống giàu chất axít béo omega-3 (các loại cá đặc biệt cá hồi) sẽ giảm được đáng kể nguy cơ mắc bệnh này.
- Sử dụng các loại thực phẩm bằng đậu nành trong chế độ ăn uống. Đậu hũ, sữa đậu nành có chứa nhiều estrogen thực vật và điều chỉnh tốt các hoạt động của estrogen.
- Lưu ý thêm, vào những ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt, nên ăn các thức ăn dễ tiêu hóa vì lúc này dạ dày thường có hiện tượng chướng hơi, gây khó chịu cho người phụ nữ.
- Hạn chế uống rượu. Chất kích thích có thể ảnh hưởng đến sản xuất estrogen.
- Uống một tách trà lá mâm xôi đỏ hàng ngày để giúp làm giảm các cơn đau trong kỳ kinh.
- Kiêng quan hệ tình dục vào những ngày có kinh vì có thể gây ra hiện tượng trào ngược kinh gây bệnh Lạc nội mạc tử cung.
Để hạn chế đau bụng kinh có thể sử dụng các biện pháp sau:
+ Chườm nước nóng:
>Dùng khăn bông dấp nước ấm và chườm vào phần bụng dưới sẽ giúp bạn bớt đau bụng khi tử cung co thắt để đẩy lượng máu kinh ra ngoài. 
> Ngoài ra, có thể dùng chai thủy tinh nhỏ đựng nước ấm và lăn hoặc ấp vào phần bụng dưới thay cho khăn nóng.
+ Đắp gừng tươi: Gừng giã hoặc xắt lát, chườm vào phần bụng dưới khoảng 5-7 phút sẽ giúp bạn giảm những cơn đau bụng kinh.
+ Dán cao hoặc xoa dầu: Một số bạn nữ thường xoa dầu nóng hoặc dán cao vào phần bụng dưới để giảm đau vì không có thời gian thực hiện hai phương pháp trên.
+ Massage nhẹ: Nên massage nhẹ nhàng và thường xuyên phần bụng dưới khi đang hành kinh. Việc này sẽ giúp cơ bụng không bị co thắt quá đột ngột và sẽ giảm đau thật hiệu quả.
+ Ngoài ra, để giảm bớt hiện tượng đau bụng mỗi khi hành kinh, các bạn nữ nên ăn uống đủ chất trong thực đơn hằng ngày.
+ Vào những ngày này, nên nghỉ ngơi và vận động thật nhẹ nhàng.
+ Nên kiêng các chất kích thích như café, trà, rượu và một số gia vị cay, chua...

Khi chưa mắc phải căn bệnh này, hãy học cách để đẩy lùi bệnh. Đó là cách để có một sức khỏe sinh sản tốt nhất.

 Cách phòng tránh

Vệ sinh hàng ngày:
- Vệ sinh hàng ngày bằng nước hơi ấm, sạch sẽ, rửa vùng kín nhẹ nhàng, không nên dùng vòi hoa sen để rửa vì làm cho vi khuẩn sẽ theo đường nước vòi sen đi ngược lên niệu đạo và tử cung.
- Hạn chế dùng các dung dịch tẩy rửa mà nên thay bằng nước muối pha loãng. Diệt trùng nhưng không làm mất cân bằng PH trong âm đạo.
- Luôn giữ cho vùng kín được khô ráo hàng ngày.
- Mặc quần lót bằng vải thoáng, mềm, và thay quần lót 2 lần/ ngày hoặc khi cảm thấy vùng kín bị ẩm ướt.
- Đặc biệt trong những ngày kinh nguyệt, thay băng 4 lần/1 ngày. Rửa sạch sẽ.  
- Quan hệ tình dục an toàn, và sạch sẽ. Đi tiểu và vệ sinh sạch sẽ trước và sau quan hệ tình dục.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

CHĂM SÓC, NUÔI DẠY TRẺ