ĐĂNG KÝ

Cập nhật sẽ được gửi tới email bạn

Translate

Thứ Tư, 8 tháng 6, 2016

Những điều nên làm để trẻ giao tiếp tốt

        Với đời sống hiện đại như hiện nay thì có rất nhiều trẻ bị tự kỷ. Một phần nguyên nhân cũng chính là do các trẻ ít được giao tiếp, nói chuyện với người thân, bạn bè mà thay vào đó là những chiếc máy thông minh. Điều đó là trẻ trở nên ít nói hơn và dần dần trẻ có thói quen chơi một mình và không thích nói nữa. Do vậy giao tiếp rất quan trọng với trẻ sau đây mình xin chỉ ra 1 vài điều nên và không nên làm để giúp trẻ giao tiếp.
Những điều bạn cần biết
1. Mọi đứa trẻ đều muốn giao tiếp
2. Dù cho bạn có thể không hiểu ngôn ngữ của trẻ, con bạn đang cố gắng nói với bạn
3. Tất cả âm trẻ tạo ra là ngôn ngữ
4. Nếu trẻ có thể nói một cách hoàn chỉnh, trẻ đã làm thế
5. Rất nhiều trẻ Bại não gặp rắc rối ngôn ngữ vì những vấn đề về thở.
6. Rất nhiều trẻ gặp rắc rối với ngôn ngữ vì trẻ quá nhạy cảm với những âm thanh thường ngày và điều này ảnh hưởng tới khả năng tìm ra những từ trẻ cần sử dụng.
7. Trẻ thường xuyên gặp trục trặc trong việc sắp xếp những điều mình muốn nói
8. Khi bạn muốn nhận được một sự phản hồi từ con bạn, hãy chờ đợi cho trẻ thời gian tự chuẩn bị để trẻ có thể tạo ra một âm hay nói một từ.
9. Trẻ trở nên tức tối khi chúng không thể giao tiếp và điều này có thể dẫn tới những rắc rối về hành vi
10. Những trẻ chưa nói được hoặc chưa rõ có thể giao tiếp bằng cách chỉ hoặc sử dụng tranh và chữ để thể hiện điều trẻ muốn giao tiếp
Những điều nên làm
1. Hướng trẻ vào những cuộc đối thoại trong gia đình
2. Tạo cho trẻ những cơ hội để nói và trả lời suốt ngày
3. Lắng nghe trẻ thật kỹ
4. Chờ đợi trẻ đáp lại (trả lời)
5. Khi con bạn phát ra một âm hay nói ra một chữ, hãy khen trẻ
6. Chấp nhận rằng lời trẻ nói đã là sự cố gắng hết mình của trẻ ở thời điểm đó
7. Nếu trẻ chưa nói được hoặc khó, hãy cung cấp cho trẻ một số ảnh và chữ gồm những bảng ảnh, chữ đã lựa chọn phù hợp để giúp trẻ tự chọn ảnh và chữ, giúp trẻ giao tiếp đầy đủ (như bảng với ảnh cốc nước và chữ "cốc nước". Từ khi bạn hỏi "Con uống nước không?" Trẻ sẽ chọn ảnh và chữ "cốc nước" đưa cho bạn…)
8. Khi bạn không hiểu trẻ, cố gắng đoán xem trẻ muốn nói gì và xác nhận lại điều đó bằng cách để trẻ chỉ vào hoặc nhìn vào bảng ảnh, chữ.
9. Tạo môi trường yên lặng để dễ cho bạn và trẻ giao tiếp
10. Cho trẻ nhiều thời gian để trẻ hoàn thành
Những điều nên tránh
1. Đừng phớt lờ trẻ khi trẻ đang cố gắng nói
2. Không cho phép người khác phớt lờ trẻ khi trẻ đang cố gắng nói
3. Đừng cắt ngang khi trẻ đang nói
4. Đừng bắt trẻ lặp lại điều bạn vừa nói
5.Đừng bắt trẻ lặp lại điều trẻ vừa nói
6. Đừng sửa hoặc chê bai lời trẻ nói
7. Đừng đem trẻ ra biểu diễn nói (Ví dụ: "Chào tạm biệt bác sỹ đi" hoặc "Đọc thơ cho bà nghe nào")
8. Đừng lặp lại một câu hỏi ngày này qua ngày khác (Ví dụ: "Ba đâu?", "Con bao nhiêu tuổi?")
9. Không nhại lời trẻ nói
10. Đừng thúc giục trẻ khi trẻ đang nói với bạn


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

CHĂM SÓC, NUÔI DẠY TRẺ