ĐĂNG KÝ

Cập nhật sẽ được gửi tới email bạn

Translate

Thứ Ba, 12 tháng 7, 2016

5 CÁCH HIỆU QUẢ MÀ CHA MẸ NHẬT DÙNG ĐỂ DẠY CON


       Ở độ tuổi 2-3 tuổi, trẻ rất hay phản kháng bằng cách ăn vạ, cố tình làm ngược lại lời cha mẹ. Nhiều cha mẹ rất căng thẳng, không giữ được bình tĩnh mà quát mắng, thậm chí còn cấm đoán, dùng hình phạt để trị lại tính ương bướng gây tổn hại đến trẻ.
Cha mẹ cần hiểu rằng thời kỳ này là một thời kỳ được hình thành tự nhiên, tất yếu trong quá trình trẻ trưởng thành, đừng vội kết luận bé lì hay hư.
Bố mẹ hãy tham khảo những cách hiệu quả mà cha mẹ Nhật đã áp dụng để giúp con vượt qua giai đoạn này nhé!

 1. Thể hiện sự đồng cảm
      Trẻ có chủ kiến nhưng không diễn đạt được cho cha mẹ hiểu nên mới phản kháng. Vì vậy trẻ rất cần cha mẹ thể hiện sự đồng cảm. Qua những câu như “À, thì ra con không thích”, hay “Ồ, mẹ biết rồi, con khó chịu đúng không” sẽ giúp trẻ cảm nhận được rằng “À, ba mẹ rất là hiểu mình” và sẽ trở nên tin tưởng tuyệt đối vào cha mẹ.

 2. Giúp trẻ gọi tên cảm xúc mà trẻ vừa trải qua
      Hãy gọi tên cảm xúc, hành động của trẻ như “con rất đau đúng không” “con khó chịu”, “con bị ngã”, “con muốn ăn kẹo đúng không”…
Đây cũng là cơ hội để dạy cho trẻ từ ngữ chỉ cảm xúc, mong muốn. Dần dần, trẻ sẽ biết cách diễn đạt cảm xúc hay ý muốn của mình. 

 3. Tuyệt đối không phủ định, không cấm đoán
        Các cách quát mắng, trừng mắt “Không được!”, “Mẹ cấm!” khi trẻ phản kháng, ăn vạ… chỉ làm gia tăng cảm giác khó chịu vì bé không thể diễn đạt cho cha mẹ hiểu ý mình, càng khiến trẻ ăn vạ và ngang bướng hơn.
Nếu ngay từ giai đoạn đầu, khi trẻ mới bắt đầu hành vi phản kháng nhẹ nhàng như ném đồ ăn, đòi đồ chơi và nói “Không”, cha mẹ không biết cách tiếp nhận, thể hiện sự đồng cảm, dẫn dắt trẻ thể hiện cảm xúc ra ngoài cho người khác hiểu, mà chỉ dùng từ phủ định, thì càng lớn lên trẻ sẽ càng ương bướng, khó bảo.
Vì vậy mà trẻ nhỏ 1-2 tuổi càng bị mắng nhiều thì khi lên 3-4 tuổi sẽ càng cứng đầu và không chịu nghe lời.
5 CÁCH HIỆU QUẢ MÀ CHA MẸ NHẬT DÙNG ĐỂ DẠY CON

 4. Đưa ra các phương án thay thế
       Sau khi đã thể hiện sự đồng cảm, giải thích đơn giản cho bé hiểu là vì sao không được và khi nào thì được phép, cha mẹ hãy thử gợi ý phương án thay thế. Ví dụ như khi con muốn dùng đũa của người lớn để ăn thì đưa cho con cái khác “Con thử dùng cái này nhé”.

 5. Thể hiện sự dứt khoát với việc không được phép
       Đối với những việc cần thiết phải cấm đoán hay ra giới hạn (gây phiền hà cho người xung quanh), việc nguy hiểm đến tính mạng (sờ vào điện, dao kéo…) thì cha mẹ nên ngồi xuống, để tầm mắt mình ngang tầm mắt trẻ, nhìn thẳng vào trẻ và nói với giọng nghiêm túc “Mẹ biết con không thích, mẹ cũng không thích, nhưng tuyệt đối không được làm như thế này”.
Như thế vừa làm trẻ cảm nhận được sự đồng cảm, vừa truyền tải được thông điệp cần thiết. Cách làm này rất hiệu quả với việc trẻ nhả nhơn trêu đùa với cha mẹ như phun mưa hay ném thức ăn.



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

CHĂM SÓC, NUÔI DẠY TRẺ