ĐĂNG KÝ

Cập nhật sẽ được gửi tới email bạn

Translate

Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2016

Những điều cha mẹ trẻ bại não cần biết

 Những điều cha mẹ trẻ bại não cần biết:
         Về vận động:
1. Vận động là nền tảng của cuộc sống
2. Trẻ bại não càng vận động nhiều càng tốt
3. Tạo ra môi trường lý tưởng cho bé bại não vận động là điều kiện sống còn
4. Để có thể vận động được thích hợp, bé phải được đặt sấp, không đặt ngửa.
5. Bất kỳ thiết bị nào cản trở hoặc ngăn cấm sự vận động đều là thiệt hại cho trẻ.
6. Vận động làm tăng khả năng hô hấp và tăng ôxy cho não, thể hiện qua sự cải thiện chức năng
7. Vận động cải thiện hình dáng cơ thể.
Những điều cha mẹ trẻ bại não cần biết
( ảnh minh họa)
8. Vận động làm phát triển các giác quan.
9. Vận động tăng cường tư duy
10. Vận động hỗ trợ khả năng tiêu hóa, bài tiết và sức khỏe
11. Vận động làm giảm bệnh về hô hấp
         Những điều nên làm để tạo ra môi trường vận động lý tưởng cho tất cả các trẻ chậm phát triển vận động và khuyết tật về vận động.
1. Tạo cho con bạn cơ hội di chuyển càng nhiều càng tốt
2. Để tạo môi trường vận động lý tưởng, cho bé một không gian thoáng và một sàn nhà sạch, ấm và an toàn.
3. Nếu con bạn trườn sấp, giúp bé bò càng nhiều càng tốt.
4. Nếu con bạn bò, giúp bé bò càng nhiều càng tốt
5. Nếu con bạn đi được, giúp bé đi bộ càng nhiều càng tốt
6. Nếu con bạn chạy được, giúp bé chạy càng nhiều càng tốt
7. Điều khôn ngoan là bạn cùng trườn, bò, đi, chạy với con mình
8. Bất cứ hoạt động thể chất nào con bạn có thể làm được, hãy cho phép bé thực hiện hoạt động ấy hoàn toàn độc lập.
9. Bất cứ hoạt động thể chất nào con bạn có thể làm được một cách độc lập, hãy tạo điều kiện cho bé thực hiện thật thường xuyên trong khoảng thời gian ngắn nhưng trải dài cả ngày.
10. Hãy làm cho mỗi bài học với bé chứa đầy niềm vui và sự thành công. Thành công sẽ tạo ra sự khích lệ, là điều sẽ tạo thêm sự thành công
11. Đừng quên động viên - khen trẻ dù một tiến bộ rất nhỏ.
        Những điều nên tránh
1. Đừng đặt bé nằm ngửa.
2. Đừng giới hạn cơ hội di chuyển của bé trong môi trường an toàn.
3. Đừng cản trở cơ hội di chuyển của con bạn bằng cách ôm bé trong khoảng thời gian dài.
4. Đừng mặc cho con bạn những loại quần áo có thể gây cản trở bé vận động
5. Đừng đặt con bạn trong bất cứ thiết bị nào có thể cản trở hoặc ngăn cấm sự vận động (xe lăn, cũi, túi địu, xe đẩy, nẹp hoặc xích đu) trừ khi bạn phải vận chuyển bé
6. Đừng đặt con bạn vào xe đi, có thể gây ra nguy hiểm
7. Đừng cố gắng giúp bé bằng cách đụng, đẩy hoặc đỡ khi bé đang di chuyển hoặc đang cố gắng di chuyển
8. Đừng bắt buộc hoặc hối lộ trẻ di chuyển
9. Đừng cố sửa hoặc chê kiểu con bạn di chuyển
10. Đừng làm bé kiệt sức hoặc cho phép bé cố gắng quá sức

11. Đừng quên rằng mọi cố gắng của bé để di chuyển là một chiến công
        Về suy nghĩ: 
   Những điều bạn cần biết
1. Không có mối liên hệ nào giữa sự tổn thương não và trí thông minh
2. Có một mối liên hệ đầy ý nghĩa giữa sự tổn thương não và khả năng diễn đạt trí thông minh
3. Khi bé ở với bạn, bé có được người đáng tin cậy nhất vì các bà mẹ là giáo viên tốt nhất cho con mình
4. Bạn có thể dạy bé bất cứ điều gì khi mà thấy cần thiết để giúp bé phát triển nhận biết (tri giác) và suy nghĩ (tư duy) với bé một cách cặn kẽ, rõ ràng và vui vẻ
5. Hãy "nạp" thông tin cho con bạn như tặng cho chúng một món quà mà không đòi hỏi hoặc trông chờ một sự đền ơn.
6. Niềm vui là chìa khóa đưa tới sự thành công cho việc dạy và học một cách thực thụ
7. Trẻ có sự đam mê học tập vì học là kỹ năng để tồn tại
8. Các bé khuyết tật trí tuệ, hội chứng Down, Bại não… thường gặp khó khăn trong việc sử dụng 2 mắt một cách thống nhất và điều này cản trở tầm nhìn sâu, khả năng học và thể hiện khả năng nhìn
9. Trẻ đọc dễ dàng hơn khi khổ chữ được viết to phù hợp
10. Những điều trẻ khuyết tật trí tuệ, Down, Bại não… thường quá nhạy cảm với những âm thanh thường ngày và điều này thực sự cản trở việc học và tự thể hiện của trẻ.
    Những điều nên làm
1. Dạy con bạn trong môi trường vui vẻ, yêu thương và tôn trọng trẻ
2. Cung cấp cho trẻ một môi trường kích thích suy nghĩ mỗi ngày
3. Đọc cho trẻ nghe mỗi ngày
4. Dạy trẻ ngay lập tức - Trẻ càng nhỏ thì học càng dễ
5. Cho bé đọc bằng khổ chữ to và đậm
6. Tin vào sự thông minh của trẻ. Trẻ thông minh hơn bạn tưởng và sáng dạ hơn là mọi người biết
7. Tôn trọng trẻ và tin tưởng trẻ. Bạn và con bạn có tất cả để gặt hái và không có gì để mất
8. Hãy nói chuyện với trẻ cùng một cách mà bạn nói với các đứa con khác
9. Cung cấp cho con bạn dụng cụ học tập chứ không phải đồ chơi
10. Hạn chế tối đa sự hỗn độn về âm thanh khi học tập (tắt đài, ti vi, đĩa CD…)
       Những điều nên tránh
1. Không kiểm tra trẻ
2. Không làm trẻ chán
3. Đừng nói một cách kẻ cả hoặc dùng ngôn ngữ em bé với trẻ
4. Đừng nghĩ rằng một người nào khác sẽ là một giáo viên tốt hơn cho con bạn. Không một ai hiểu và yêu con bạn nhiều như bạn
5. Đừng cho rằng con bạn không thể học hoặc học chậm vì bé bị khuyết tật trí tuệ
6. Đừng cho rằng con bạn không thông minh chỉ vì bé không nói được hoặc chưa nói giỏi
7. Đừng chờ đợi trẻ chứng minh cho bạn thấy bé thông minh. Trẻ sẽ học được những điều bạn dạy trẻ
8. Đừng đưa cho trẻ đọc với khổ chữ quá nhỏ
9. Đừng phớt lờ trẻ hoặc cho phép bất kỳ ai phớt lờ trẻ
10. Đừng để trẻ trong một môi trường ồn ào, lộn xộn và khó phân biệt

     Về giao tiếp:
   Những điều bạn cần biết
1. Mọi đứa trẻ đều muốn giao tiếp
2. Dù cho bạn có thể không hiểu ngôn ngữ của trẻ, con bạn đang cố gắng nói với bạn
3. Tất cả âm trẻ tạo ra là ngôn ngữ
4. Nếu trẻ có thể nói một cách hoàn chỉnh, trẻ đã làm thế
5. Rất nhiều trẻ Bại não gặp rắc rối ngôn ngữ vì những vấn đề về thở.
6. Rất nhiều trẻ gặp rắc rối với ngôn ngữ vì trẻ quá nhạy cảm với những âm thanh thường ngày và điều này ảnh hưởng tới khả năng tìm ra những từ trẻ cần sử dụng.
7. Trẻ thường xuyên gặp trục trặc trong việc sắp xếp những điều mình muốn nói
8. Khi bạn muốn nhận được một sự phản hồi từ con bạn, hãy chờ đợi cho trẻ thời gian tự chuẩn bị để trẻ có thể tạo ra một âm hay nói một từ.
9. Trẻ trở nên tức tối khi chúng không thể giao tiếp và điều này có thể dẫn tới những rắc rối về hành vi
10. Những trẻ chưa nói được hoặc chưa rõ có thể giao tiếp bằng cách chỉ hoặc sử dụng tranh và chữ để thể hiện điều trẻ muốn giao tiếp
     Những điều nên làm
1. Hướng trẻ vào những cuộc đối thoại trong gia đình
2. Tạo cho trẻ những cơ hội để nói và trả lời suốt ngày
3. Lắng nghe trẻ thật kỹ
4. Chờ đợi trẻ đáp lại (trả lời)
5. Khi con bạn phát ra một âm hay nói ra một chữ, hãy khen trẻ
6. Chấp nhận rằng lời trẻ nói đã là sự cố gắng hết mình của trẻ ở thời điểm đó
7. Nếu trẻ chưa nói được hoặc khó, hãy cung cấp cho trẻ một số ảnh và chữ gồm những bảng ảnh, chữ đã lựa chọn phù hợp để giúp trẻ tự chọn ảnh và chữ, giúp trẻ giao tiếp đầy đủ (như bảng với ảnh cốc nước và chữ "cốc nước". Từ khi bạn hỏi "Con uống nước không?" Trẻ sẽ chọn ảnh và chữ "cốc nước" đưa cho bạn…)
8. Khi bạn không hiểu trẻ, cố gắng đoán xem trẻ muốn nói gì và xác nhận lại điều đó bằng cách để trẻ chỉ vào hoặc nhìn vào bảng ảnh, chữ.
9. Tạo môi trường yên lặng để dễ cho bạn và trẻ giao tiếp
10. Cho trẻ nhiều thời gian để trẻ hoàn thành
      Những điều nên tránh
1. Đừng phớt lờ trẻ khi trẻ đang cố gắng nói
2. Không cho phép người khác phớt lờ trẻ khi trẻ đang cố gắng nói
3. Đừng cắt ngang khi trẻ đang nói
4. Đừng bắt trẻ lặp lại điều bạn vừa nói
5.Đừng bắt trẻ lặp lại điều trẻ vừa nói
6. Đừng sửa hoặc chê bai lời trẻ nói
7. Đừng đem trẻ ra biểu diễn nói (Ví dụ: "Chào tạm biệt bác sỹ đi" hoặc "Đọc thơ cho bà nghe nào")
8. Đừng lặp lại một câu hỏi ngày này qua ngày khác (Ví dụ: "Ba đâu?", "Con bao nhiêu tuổi?")
9. Không nhại lời trẻ nói
10. Đừng thúc giục trẻ khi trẻ đang nói với bạn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

CHĂM SÓC, NUÔI DẠY TRẺ