ĐĂNG KÝ

Cập nhật sẽ được gửi tới email bạn

Translate

Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2016

Điều các bố mẹ nên làm cho con

  Cần cho trẻ hội nhập với xã hội và ăn uống đúng cách.     
      Đối với trẻ bại não thì tùy theo từng vùng não bị tổn thương, con bạn có thể gặp vấn đề về vận động, cảm giác, nhìn, nghe, ngôn ngữ, học tập hoặc sự pha trộn của nhiều rắc rối nói trên. Bộ não chịu trách nhiệm về toàn bộ chức năng của cơ thể. Vì lý do đó, tổn thương não có thể gây ra rất nhiều triệu chứng khác nhau.
     Để nhận biết thế giới xung quanh con người sử dụng 5 giác quan để nhìn, nghe, cảm nhận, nếm và ngửi. Chúng ta học hỏi mọi điều qua 5 cách này.
Có hàng ngàn cách để kích thích não thông qua chức năng của 5 giác quan này.
Khi bạn cải thiện được một chức năng thì những chức năng khác cũng cải thiện ở một mức độ nào đó.
Đã từ rất lâu, người ta vẫn cho rằng sự tăng trưởng và phát triển của não là do số phận định sẵn và là thực tế không thể thay đổi. Thay vì vậy, sự lớn lên và phát triển của não là quá trình biến đổi năng động và không ngừng nghỉ.
- Bộ não tăng trưởng nhờ được sử dụng
- Tổn thương não nằm trong bộ não
- Chữa trị các triệu chứng của tổn thương não sẽ không giải quyết được vấn đề.
- Trẻ bại não không phải là phế nhân
- Hàng ngàn trẻ bại não trên thế giới đang trên đường đi tới sự bình phục. Nhiều bé đã đi đến đích.
- Cha mẹ chính là câu trả lời, không phải là vấn đề rắc rối.
       Điều bạn cần biết
+  Cách cư xử văn minh được học ở nhà từ bố mẹ nên đây là nơi tốt nhất để thực hành lối cư xử đúng mực
+ Trẻ cần tiêu chuẩn cao về hạnh kiểm
+  Tiêu chuẩn về hạnh kiểm tại nhà nên được công bố rõ ràng
+ Tất cả trẻ muốn biết mọi người trông đợi gì ở chúng
+ Tất cả trẻ cần và muốn cống hiến cho người khác
+ Tất cả trẻ cần học cách chịu trách nhiệm về bản thân, người thân và gia đình
Điều các bố mẹ nên làm cho con

+ Những trẻ không thành công ở trường, sẽ học tốt hơn ở nhà
+ Trẻ khuyết tật trí tuệ không phải lười, ngốc nghếch mà chỉ học chậm hơn trẻ bình thường cùng tuổi.
+ Trẻ khuyết tật trí tuệ thường học phải những cách cư xử không đúng mực khi trẻ bị đặt chung với những bé khuyết tật trí tuệ khác.
+ Lối cư xử không thể lường trước, thất thường hoặc xấu có thể là hậu quả của những rắc rối về thị giác, thính giác, xúc giác, dinh dưỡng hoặc do thay đổi thời tiết thất thường (gây đau đầu).
      Những điều nên làm
+ Bạn cố gắng gần gũi trẻ càng nhiều càng tốt để trẻ có thể học cách cư xử đúng mực và rèn luyện hạnh kiểm tốt
+. Giữ một tiêu chuẩn cao về hạnh kiểm cho tất cả mọi thành viên trong gia đình, kể cả bé khuyết tật trí tuệ của bạn
+ Dạy trẻ một cách rõ ràng những điều được làm mà bạn trông đợi ở trẻ
+ Hãy tuyệt đối thống nhất về nội dung, phương pháp dạy
+ Hãy trung thực và công bằng
+ Mỗi lần trẻ làm điều gì tốt, hãy nói với trẻ rằng bạn thích như vậy. Trẻ sẽ làm thường xuyên hơn nếu bạn làm thế
+ Cho phép trẻ hoạt động độc lập ở tất cả những hoạt động mà trẻ có thể làm được.
+ Giao cho trẻ nhiệm vụ ngày càng tăng trong nhà để trẻ trở thành một thành viên hữu ích của gia đình
+ Đưa ra chỉ dẫn rõ ràng từng bước một về phạm vi nhiệm vụ
+ Hãy bảo đảm rằng con bạn luôn ăn mặc dễ coi và cư xử dễ thương
      Những điều nên tránh
+  Đừng đưa ra những tiêu chuẩn thấp về hạnh kiểm cho trẻ của bạn.
+ Đừng thay đổi những quy định mỗi ngày
+ Đừng cho phép con bạn tiếp xúc với những đứa trẻ có hành vi cư xử thiếu chuẩn mực
+ Đừng cho rằng trẻ của bạn cần những đứa trẻ khác để phát triển về mặt xã hội
+ Đừng nghĩ rằng trẻ của bạn sẽ phát triển tốt hơn với một người khác
+ Đừng nghĩ rằng bạn sẽ tiết kiệm thời gian thay vì để cho trẻ của bạn sử dụng thời gian để học cách hoạt động độc lập
+ Đừng đánh giá thấp hoặc làm mất đi sự ham thích giúp đỡ của trẻ chậm khôn
+ Đừng cho rằng trẻ của bạn biết cư xử đúng mực trong hoàn cảnh xã hội mà trẻ chưa từng trải nghiệm
+ Đừng cho phép trẻ mặc những bộ quần áo xuềnh xoàng hoặc không đứng đắn
+ Đừng bao giờ xấu hổ về con. Bé của bạn có quyền học tập và lớn lên như bao trẻ khác.
Về dinh dưỡng
Điều bạn cần biết
+ Những thứ ta ăn, uống và thường ảnh hưởng quan trọng đến chức năng não.
+ Dinh dưỡng tốt giúp não lớn lên và phát triển
+ Dinh dưỡng kém có thể làm chậm hoặc cản trở sự tăng trưởng và phát triển của não
+ Các loại chất béo bổ dưỡng giúp cho sự tăng trưởng não và là một nguồn năng lượng quan trọng.
+ Chất đạm có nguồn gốc lành mạnh và tinh bột là yếu tố cần thiết cho năng lượng, tăng trưởng não và sự phục hồi
+ Ánh nắng quan trọng trong việc giúp xương khỏe mạnh, khả năng chống đỡ của cơ thể các chức năng não
+ Nếu bé của bạn hay bị viêm hô hấp, viêm xoang hoặc viêm tai, lý do có thể liên quan đến thức ăn dị ứng hoặc ngộ độc thức ăn từ môi trường.
+ Dị ứng thức ăn cũng có thể gây ra táo bón, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, do bị hâm, ngứa, tăng động, rắc rối về ứng xử và làm tăng chu kỳ động kinh
+ Những triệu chứng giống như cúm và những triệu chứng của các bệnh thông thường khác có thể xuất phát từ ngộ độc thức ăn.
+ Chế biến thức ăn một cách an toàn và một tủ lạnh tốt giúp chống lại ngộ độc thức ăn.
   Những điều nên làm
+ Trong thời gian còn bú mẹ cần cho bé bú mẹ càng lâu càng tốt.
+ Cho bé của bạn ăn mỗi ngày với nhiều lần và nhiều thứ rau củ quả khác nhau
+ Hàng ngày cho bé ăn những loại đạm ít qua sơ chế (rán, nướng,…) như thịt tươi, cá, trứng hoặc gia cầm
+ Cho trẻ ăn đa dạng các loại chất béo có lợi như hạt, đậu, quả bơ, dầu olive nguyên chất, dầu dừa, dầu lạc tự nhiên
+ Cung cấp đa dạng các loại tinh bột tí sơ chế như gạo lức, đậu và những ngũ cốc nguyên cám.
+ Chuẩn bị và tự nấu thức ăn (tốt hơn khi có nguồn gốc tự nhiên). Cho trẻ ăn ít nhất 4 bữa ăn cân đối mỗi ngày
+ Nếu trẻ gặp khó khăn về nhai nuốt, chia nhỏ những bữa ăn trong ngày (hơn bốn bữa mỗi ngày)
+ Hạn chế những thức ăn dễ bị dị ứng như sản phẩm sữa bò, bột mì và ngô.
+ Cung cấp cho trẻ những thức ăn có vi khuẩn có lợi, ví dụ như acidophilus
+ Học cách chế biến thức ăn an toàn, đọc nhãn của bao bì và ngày hết hạn, tránh thịt xay sẵn, gia cầm hoặc heo nấu sẵn, sử dụng xoong nồi inox hoặc thủy tinh chịu nhiệt
Những điều nên tránh
+ Đừng cho trẻ ăn thức ăn không có lợi, chế biến sẵn như xúc xích các loại, bánh quy, bánh ngọt và thức ăn nhanh
+ Đừng cho trẻ ăn thức ăn quá mặn, quá ngọt
+ Đừng cho trẻ ăn những loại thức ăn có ướp màu thực phẩm, chất phụ gia 
+ Đừng cho trẻ uống những loại nước ngọt, nước có ga, côca, nước tăng lực, sữa sôcôla, nước ép trái cây quá đặc.(ví dụ : nước cam bạn phải pha loãng, đừng để bé uống nguyên chất vậy), các loại thức uống có café hoặc đã lọc hết cafe
+ Đừng cho trẻ ăn bơ thực vật, mỡ hoặc bất cứ thức ăn nào chế biến với dầu tinh
+ Đừng cho trẻ ăn những thức ăn rán như: Khoai tây rán…
+ Đừng cho trẻ ăn những thức ăn nào làm có trẻ hành vi tệ hơn hoặc đẩy tình trạng chung của bé trở nên xấu hơn khi bạn đã biết rằng những thức ăn ấy có thể gây dị ứng cho bé.
+ Đừng cho ăn mãi một loại thức ăn
+ Đừng ăn thực phẩm đã hết hạn trên bao bì

+ Không để những người khác cho bé ăn những thức ăn không được sự cho phép của bạn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

CHĂM SÓC, NUÔI DẠY TRẺ