ĐĂNG KÝ

Cập nhật sẽ được gửi tới email bạn

Translate

Thứ Hai, 16 tháng 5, 2016

Cách phát hiện trẻ bại não

Xin chào các bạn độc giả thân mến!
        Hôm nay mình sẽ giúp các bạn một số dấu hiệu để bạn phân biệt được trẻ bại não. Để có cách chữa trị và tập luyện cho con sớm và cơ hội thành công sẽ rất cao.
Các dấu hiệu nhận biết sớm :
+ Trẻ bại não khi sinh thường mềm nhẽo
+ Trẻ thường có các khó khăn trong ăn uống như mút bú khó, nuốt và nhai khó, hay bị sặc hoặc nghẹn.
+ Trẻ không khóc ngay hoặc khóc yếu, tím tái và mềm nhẽo.
khó khăn trong việc chăm sóc trẻ khi còn nhỏ và khi lớn như cơ thể thường cứng đờ khó bế ẵm, khó thay quần áo, khó thay quần áo, khó tắm rửa và khó tham gia vui chơi với các trẻ khác.
+ Chậm phát triển hơn so với trẻ khác như chậm biết giữ đầu, cổ, chậm biết ngồi và chậm biết đi.
+ Trẻ bại não có thể không biết sử dụng  hai bàn tay, hoặc chỉ biết sử dụng một bàn tay.
+ Trẻ khó khăn về giao tiếp như không đáp ứng hoặc hành động như trẻ bình thường khác.
+ Trí tuệ chậm chạp, cử động quá nhiều, vụng về.
+ Nhiều cháu bị co giật
+ Phản xạ bất thường như phản xạ gân gối giật mạnh.
+ Thay đổi hành vi liên tục như đang cười chuyển sang khóc một cách đột ngột
+ Nghe nhìn cũng bị ảnh hưởng.
Cách phát hiện trẻ bại não

** Các thể bại não
* Thể co cứng:
+ Tăng trương lực cơ : Bàn tay luôn nắm chặt, bàn chân duỗi chéo cứng đờ.
+ Phản xạ gân xương tăng mạnh.
+ Trẻ vận động cả khối, thân thể cứng đờ.
* Thể múa vờn:
+ Đa số liệt tứ chi 
+ Hay bị điếc ở tần số cao
+ Trương lực cơ lúc tăng ,lúc giảm.
+ Có một số cử động vô ý thức, bàn tay, ngón tay như múa, không tự chủ.
+ Đầu và cổ không ổn định luôn luôn ngật ngưỡng, gục xuống.
+ Mồm há ra liên tục, dãi rớt chảy ra.
* Thể thất điều ( không điều hợp được vận động)
+ Trương lực cơ luôn luôn yếu, trẻ không đứng ngồi vững vàng.
+ Mất thăng bằng, dáng đi như người say rượu
* Thể phối hợp: co cứng và múa vờn
Những trẻ bại não có mức độ nặng nhẹ khác nhau:
+ Loại nhẹ: Trẻ đáp ứng được các nhu cầu hàng ngày --> không cần phục hồi chức năng. 
+ Loại vừa : thiếu khả năng tự chăm sóc , di chuyển và nói kém --> cần phục hồ chức năng.
+ Loại nặng: khả năng tự chăm sóc, di chuyển và nói rất kém ---> cần phục hồi chức năng.
      Trên đây là cách nhận biết con mình có mắc bệnh bại não hay không. Để chúng ta tìm phương pháp chữa tốt nhất cho con.

Chúc những điều tốt đẹp sẽ đến với gia đình các bạn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

CHĂM SÓC, NUÔI DẠY TRẺ