ĐĂNG KÝ

Cập nhật sẽ được gửi tới email bạn

Translate

Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2016

Kiên trì giáo dục trẻ

         Kiên trì dạy để lấy phép màu cho con
    Những năm đầu đời Não bộ của trẻ phát triển với tốc độ cực nhanh về khối lượng cũng như về chức năng của nó và đóng vai trò quyết định về mức độ trí tuệ của trẻ trong tương lai. Nếu lúc mới sinh cấu trúc não của trẻ nặng khoảng 10% so với trọng lượng cơ thể thì khi 2 tuổi cấu trúc Não trẻ đã bằng khoảng 70% so với não người trưởng thành. Dựa vào đặc điểm phát triển về cấu trúc và chức năng của não, dù trẻ bình thường hay trẻ khuyết tật về trí tuệ (KTTT) gồm chậm phát triển trí tuệ, hội chứng Down, Tự kỉ, Bại não… đối với trẻ bị KTTT vì một lí do nào đó các chức năng của não phát triển chậm hơn trẻ bình thường, nhưng não vẫn phát triển về khối lượng cũng như về cấu trúc, các kỹ năng vẫn phát triển nhưng chậm hơn về thời gian so với trẻ bình thường và kém hoàn thiện các chức năng hơn.
Kiên trì giáo dục trẻ
(ảnh minh họa)
      Tùy vào mức độ nặng nhẹ thì khoảng cách giữa tuổi đời và tuổi trí tuệ có khoảng cách nhiều hay ít.
Chậm phát triển trí tuệ có 4 mức độ: rất nặng, nặng, trung bình, nhẹ. Dù ở mức độ nào thì trẻ Chậm phát triển trí tuệ vẫn có thể học được. Phục hồi chức năng cho trẻ Chậm phát triển trí tuệ chính là phát triển tiềm năng học hỏi cho trẻ, phát triển kĩ năng còn lại của trẻ, giúp đứa trẻ càng gần với bình thường càng tốt, có thể phục vụ bản thân và hoà nhập vào cộng đồng.
Muốn vậy, chúng ta phải dạy trẻ các kĩ năng sống, các kĩ năng tự phục vụ bản thân và gia đình. Phục hồi chức năng chính là dạy trẻ, giáo dục trẻ theo phương pháp đặc biệt để giúp trẻ đạt được các mục tiêu đó.
Thực chất của giáo dục đặc biệt cho trẻ Chậm phát triển trí tuệ là sự hướng dẫn được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu và khả năng riêng biệt của nhóm trẻ này dù trong môi trường nào.
Giáo dục đặc biệt dựa trên khả năng riêng, môi trường sống và triển vọng tương lai của trẻ.
nên khó khăn hơn. Đặc biệt là ở thành thị trong những gia đình trí thức.
       Mục tiêu chung của giáo dục trẻ Chậm phát triển trí tuệ. Đặc biệt là dạy kiến thức văn hoá và kỹ năng tương ứng để giúp học sinh có cơ hội tối đa nhằm:
- Giúp trẻ trở thành một cá nhân độc lập.
- Trẻ có thể học theo khả năng của mình.
- Trẻ biết yêu thương, chia sẻ với gia đình, bạn bè.
- Trẻ có khả năng gắn bó, hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng.
Cốt lõi của việc giáo dục đặc biệt là hướng vào việc trẻ tự chăm sóc mình, quan hệ của trẻ với người khác và quan hệ của trẻ với môi trường. Muốn làm được điều này, chúng ta phải biết trẻ Chậm phát triển trí tuệ đang ở giai đoạn phát triển nào vì không phải trẻ Chậm phát triển nào cũng giống nhau ngay trong cùng một mức độ.
 (+) Để làm việc với trẻ Chậm phát triển trí tuệ cần:
- Nắm vững sơ đồ phát triển.
- Sử dụng phiếu đánh giá.
- Vui chơi, giải trí.
- Vai trò của giáo dục đặc biệt.
+ Nguyên tắc cơ bản
+ Vai trò của giáo dục đặc biệt.
(+) Kĩ năng cơ bản trong giáo dục đặc biệt:
- Cư xử thân mật.
Động viên, khen thưởng
- Nhắc.
- Uốn nắn.
- Củng cố.
- Chia chuỗi.
- Phân tích công việc
- Khái quát hoá
- Lập kế hoạch.
Cụ thể: Chia nhỏ.
            Làm mẫu.
            Làm cùng trẻ.
            Khen thưởng.
 (+) Phương pháp dạy:
- Gợi ý.
- Bằng lời.
- Bằng hình vẽ, hình ảnh, ngôn ngữ viết.
- Cử chỉ / kí hiệu.
- Thông qua làm mẫu.
- Giúp một phần và giảm dần.
- Giúp toàn phần và giảm dần.
- Dùng tranh biểu tượng thiết lập cấu trúc cho trẻ.
+ Không gian.
+ Thời gian.
+ Con người.
+ Hoạt động.
- Âm nhạc trị liệu.
- Trị liệu ngôn ngữ.
- Phát triển các kĩ năng.
- Sửa lỗi trẻ cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
+ Cho trẻ thêm cơ hội để phản ứng.
+ Phù hợp với tuổi khôn của trẻ.
+ Sửa ngay khi trẻ mắc lỗi và phải thống nhất giữa bố – mẹ – giáo viên.
+ Không bộc lộ cảm xúc quá tiêu cực, giúp vừa phải, tránh ỉ lại.
+ Khích lệ, củng cố tinh thần độc lập của trẻ. 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

CHĂM SÓC, NUÔI DẠY TRẺ