ĐĂNG KÝ

Cập nhật sẽ được gửi tới email bạn

Translate

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016

Nguy cơ và cách khắc phục thiếu sắt ở bà bầu

       Sắt  rất cần thiết với tất cả chúng ta, nhưng với những bà mẹ đang mang thai thì Sắt là thành phần cực kỳ quan trọng. Muốn biết được cơ thể mình có thiếu sắt và Sắt ảnh hưởng như thế nào đối với bà bầu thì chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
Nguy cơ và cách khắc phục thiếu sắt ở bà bầu


Cách phát hiện bà bầu thiếu sắt, thiếu máu

    Khi đi khám tiền sinh, bác sĩ sẽ làm xét nghiệm máu để kiểm tra lượng hồng cầu xem có đạt yêu cầu không. Nếu bình thường thì nó vẫn sẽ giảm chút ít trong suốt quá trình mang thai do lượng dịch trong máu tăng, làm “loãng” máu.
Vì vậy, bạn cần được bổ sung viên sắt ngay từ những ngày đầu mang thai. Với những người có mức hồng cầu đạt yêu cầu thì sẽ bổ sung sắt ở giai đoạn giữa hoặc cuối thai kỳ.
Rất khó để biết rằng mình đang mắc chứng thiếu máu mặc dù sự mệt mỏi là một biểu hiện khá rõ. Da xanh tái, móng tay dòn, dễ gãy, hơi thở hổn hển, hoa mày chóng mặt, ít khát nước và thậm chí là thèm ăn một thứ nào đó (giấy, gạch…) đều có thể là biểu hiện của chứng thiếu máu. Tuy nhiên, các triệu chứng này ở nhiều bà bầu không rõ ràng mà chỉ có xét nghiệm máu mới cho kết quả chính xác

Nguy cơ thiếu sắt khi mang thai

 - Thiếu sắt gây nguy hiểm tại bất kỳ thời điểm nào, và đặc biệt trong quá trình mang thai. Không đủ sắt dẫn tới bị thiếu máu, ảnh hưởng nguy hiểm đến bạn và em bé trong thai kỳ.  
- Sinh non và thai chết lưu: Thiếu máu trong thai kỳ có liên quan đến gia tăng nguy cơ sinh non và nhẹ cân ở trẻ sơ sinh. Hoặc gây thai lưu, đặc biệt trong trường hợp các bà mẹ bị thiếu máu trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ.
- Giảm miễn dịch: Thiếu sắt dẫn tới suy yếu miễn dịch, do đó làm giảm khả năng của cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng. Ngoài ra, nếu bạn bị mất nhiều máu trong khi sinh, cộng thêm tình trạng bị thiếu máu, bạn phải cần được truyền máu.

Dùng sản phẩm bổ sung sắt cho bà bầu

    Bác sỹ sẽ kê đơn cho bà bầu những sản phẩm bổ sung sắt thích hợp. Khi dùng thuốc bổ sung sắt, bạn cần lưu ý:
– Luôn dùng thuốc bổ sung sắt đúng liều lượng thích hợp. Nếu 1 ngày quên uống sắt thì đừng bổ sung gấp đôi liều vào ngày hôm sau.
– Hãy ăn thực phẩm giàu chất xơ khi đang dùng thuốc bổ sung sắt. Vì sắt có thể gây táo bón nên ăn nhiều chất xơ sẽ giúp khắc phục tình trạng này.
– Hãy dùng thuốc bổ sung sắt có nguồn gốc chất lượng và còn hạn sử dụng.
– Hãy hỏi bác sỹ trước khi dùng thuốc bổ sung sắt để loại bỏ nguy cơ bị dị ứng.

Bổ sung sắt qua nguồn thực phẩm giàu sắt

Thịt đỏ
– Thịt đỏ là một trong những nguồn tự nhiên tốt nhất giàu chất sắt. Thịt lợn, thịt bò, thịt cừu và gan rất dồi dào sắt. Tuy nhiên, bạn cũng nên ăn cả rau xanh vì một số loại rau xanh rất giàu chất sắt.
Gia cầm
– Thịt gia cầm cũng là nguồn phong phú sắt, bạn có thể thêm vào chế độ ăn uống. Thịt gà giàu sắt hơn cả.
Thực phẩm chay
Nguy cơ và cách khắc phục thiếu sắt ở bà bầu

– Nhiều loại thực phẩm chay chứa lượng lớn chất sắt, chẳng hạn: đậu, nho khô, hạt bí ngô, nước mận ép, cháo yến mạch, đậu phụ, rau bina…
Để tăng hấp thu sắt từ thực phẩm.
– Không ăn thực phẩm có cafein cùng với thực phẩm giàu sắt. Vì cafein cản trở hấp thu sắt.
– Nên ăn các món giàu vitamin C như súp lơ, cà chua, dâu tây… vì vitamin C giúp tăng hấp thu sắt lên tới 6 lần.
– Giảm các món như ngũ cốc, đậu nành… có chứa chất ức chế sắt (chất ngăn cản sự hấp thu sắt) hoặc cân bằng chúng bằng cách tăng cường chất sắt như thịt, cá, gia cầm…

– Uống bổ sung canxi cũng là cách giúp tăng cường chất sắt cho cơ thể.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

CHĂM SÓC, NUÔI DẠY TRẺ